Thế kỷ 20 bắt đầu từ năm nào? Thế kỷ 20 sẽ bắt đầu từ ngày 1/1/1901 cho đến 31/12/2000. Trong khoảng thời gian 100 năm đó, thế giới đã có nhiều chuyển biến lớn, đánh dấu những dấu mốc lịch sử và bước ngoặt thay đổi của văn hóa, kinh tế và chính trị.
1. Thế kỷ là gì?
Theo lịch Gregory, một thế kỷ có thời gian khoảng 100 năm và sẽ nối tiếp với thế kỷ khác theo chu kỳ. Thế kỷ I bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm 100. Từ đó, chúng ta có thể rút ra được công thức tính thế kỷ N sẽ bắt đầu từ năm 100 x N – 99 (N là thế kỷ).
Ngoài ra, để xác định năm thuộc thế kỷ nào, ta cứ lấy chữ số đầu tiên (đối với năm có 3 chữ số) hoặc 2 chữ số đầu (đối với năm có 4 chữ số) rồi cộng thêm 1. Ví dụ, năm 2024, lấy 20 (2 chữ số đầu) + 1 = 21. Suy ra, năm 2024 thuộc thế kỷ 21.
2. Thế kỷ 20 bắt đầu từ năm nào?
Thế kỷ 20 sẽ bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1901 cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2000, tức là 100 năm. Thế kỷ 20 được biết đến với hàng loạt sự kiện tạo ra những thay đổi to lớn trong lịch sử thế giới, bao gồm Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai, đại dịch cúm, năng lượng hạt nhân và các sự kiện khác. Đây cũng là thế kỷ chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong sản xuất điện, truyền thông, y học, ngành điện tử máy tính,...
3. Những sự kiện thế giới nổi bật trong thế kỷ 20
Bạn đã có đáp án để giải đáp thắc mắc thế kỷ 20 bắt đầu từ năm nào cùng với nhiều sự kiện quan trọng và chứng kiến sự thay đổi lớn về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,... trong thế kỷ này. Đây cũng là thế kỷ mang đến nhiều bước tiến trong ngành công nghiệp, công nghệ, khoa học và y khoa.
3.1. Sự kiện nổi bật của thập niên 1900
Năm 1901: Theodore Roosevelt được bổ nhiệm làm Tổng thống Hoa Kỳ.
Năm 1902: Chiến tranh Boer lần thứ hai chính thức khai chiến.
Năm 1903: Chuyến bay đầu tiên trên thế giới của nhà công nghệ Wright đã diễn ra, khởi đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử hàng không thế giới..
Năm 1904: Nhật Bản tấn công cảng Arthur (Lushun), khơi mào chiến tranh giữa Nga với Nhật.
Năm 1905: Cách mạng Nga và cách mạng lập hiến ở Ba Tư.
Năm 1906: Trận động đất ở San Francisco đã huỷ diệt gần hết cả thành phố, thiệt mạng ít nhất 3.000 người, khiến 300.000 người mất nhà cửa và gây thiệt hại lên tới 350 triệu USD.
Năm 1907: Cuộc nổi dậy Hoàng Cương ở Nhật Bản nổ ra. Ngoài ra, phần Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép phụ nữ tranh cử.
Năm 1908: Áo-Hungary bắt đầu xâm lược Bosnia-Herzegovina.
Năm 1909: Con người lần đầu đặt chân lên Bắc Cực.
3.2. Sự kiện nổi bật của thập niên 1910
Năm 1910: Sao chổi Halley quay trở lại.
Năm 1911: Con người lần đầu tiên đặt chân lên Nam Cực.
Năm 1912: Vụ chìm tàu Titanic khiến nhiều người thiệt mạng.
Năm 1913: Niels Bohr mở đường cho ngành cơ học lượng tử.
Năm 1914: Chiến tranh thế giới thứ nhất khai chiến bùng nổ.
Năm 1915: Lần đầu tiên sử dụng khí độc trong chiến tranh ở Trận Ypres.
Năm 1916: Xe tăng lần đầu tiên được sử dụng trong chiến đấu trong trận chiến tranh tại sông Somme.
Năm 1917: Hoa Kỳ chính thức nhập cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Năm 1918: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Đại dịch cúm xuất hiện lần đầu tiên ở Tây Ban Nha.
Năm 1919: Tổ chức Cộng sản Quốc tế và Tổ chức Lao động Quốc tế cũng được thành lập
3.3. Sự kiện nổi bật của thập niên 1920
Năm 1920: Armenia và Azerbaijan chính thức sáp nhập vào Liên Xô.
Năm 1921: Georgia sáp nhập vào Liên Xô.
Năm 1922: Liên Xô được thành lập, trở thành nhà nước cộng sản đầu tiên trên thế giới.
Năm 1923: Thành lập Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và thương hiệu Walt Disney ra đời.
Năm 1924: Thế vận hội Mùa đông đầu tiên được tổ chức và FBI được thành lập.
Năm 1925: Chiếc tivi đầu tiên được chế tạo thành công.
Năm 1926: Đảo chính ở Ba Lan, Hy Lạp và Bồ Đào Nha thành lập các chính phủ độc tài.
Năm 1927: Chuyến bay xuyên Đại Tây Dương thành công đầu tiên và dân số thế giới đạt 2 tỷ người.
Năm 1928: Khám phá ra loại thuốc penicillin.
Năm 1929: Thị trường chứng khoán Phố Wall sụp đổ, bắt đầu cuộc đại suy thoái của cả thế giới.
3.4. Sự kiện nổi bật của thập niên 1930
Năm 1930: Sao Diêm Vương được các nhà khoa học phát hiện.
Năm 1931: Nam Phi giành được độc lập.
Năm 1932: Đảng Quốc xã vươn lên trở thành đảng lớn nhất trong Quốc hội Đức.
Năm 1933: Chính sách kinh tế mới của Mỹ tăng cường phục hồi kinh tế sau cuộc Đại suy thoái, bãi bỏ lệnh cấm rượu.
Năm 1934: Hoa Kỳ trao quyền tự trị độc lập cho Philippines.
Năm 1935: Ba Tư được đổi tên thành Iran.
Năm 1936: Cuộc nổi dậy của người Ả Rập ở Palestine phản đối làn sóng người nhập cư Do Thái.
Năm 1937: Nhật Bản xâm lược và đóng đô ở Trung Quốc.
Năm 1938: Chiến dịch tiêu diệt người Do Thái của Đức bắt đầu.
Năm 1939: Thế chiến thứ hai bùng nổ.
3.5. Sự kiện nổi bật của thập niên 1940
Năm 1940: Các nước vùng Baltic sáp nhập vào Liên Xô.
Năm 1941: Trận Trân Châu Cảng khiến Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với các cường quốc phe Trục.
Năm 1942: Dự án Manhattan nghiên cứu phát triển bom nguyên tử được tiến hành.
Năm 1943: Lầu Năm Góc được khánh thành và xuất hiện nạn đói ở Bengal.
Năm 1944: Chiếc máy tính điện tử đầu tiên ra đời và đi vào hoạt động.
Năm 1945: Vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki ở Nhật Bản. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1946: Hình ảnh đầu tiên của Trái đất được chụp từ không gian.
Năm 1947: Ấn Độ và Pakistan chính thức giành được độc lập.
Năm 1948: Israel giành được độc lập, thành lập nhà nước Israel.
Năm 1949: Tổ chức NATO được thành lập.
3.6. Sự kiện nổi bật của thập niên 1950
Năm 1950: Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ.
Năm 1951: Hiệp ước San Francisco được ký kết, chấm dứt sự chiếm đóng của Mỹ tại Nhật Bản.
Năm 1952: Elizabeth II lên ngôi nữ hoàng nước Anh.
Năm 1953: Khám phá quy luật DNA.
Năm 1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ thành công, thực dân Pháp rút khỏi Đông Dương, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền.
Năm 1955: Hiệp ước Warsaw.
Năm 1956: Sudan và Tunisia chính thức giành được độc lập.
Năm 1957: Sputnik 1 được phóng lên vũ trụ, bắt đầu thời đại vũ trụ của con người.
Năm 1958: Tổ chức NASA được thành lập.
Năm 1959: Chiến tranh Việt Nam bùng nổ.
3.7. Sự kiện nổi bật của thập niên 1960
Năm 1960: Chuyến thám hiểm thành công đầu tiên tới khu vực sâu nhất trên Trái đất tại rãnh Mariana.
Năm 1961: Yuri Gagarin – người đầu tiên thám hiểm không gian vũ trụ.
Năm 1962: Algeria giành được độc lập.
Năm 1963: Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo ở Việt Nam.
Năm 1964: Thu được hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Hỏa.
Năm 1965: Singapore giành được độc lập.
Năm 1966: Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc được thực hiện.
Năm 1967: Hiệp hội ASEAN được thành lập.
Năm 1968: Tiến hành tổng công kích Tết Mậu Thân ở Việt Nam.
Năm 1969: Con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng.
3.8. Sự kiện nổi bật của thập niên 1970
Năm 1970: Thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên của máy bay Boeing 747.
Năm 1971: Phát minh ra vi mạch điện tử.
Năm 1972: Chiến dịch trên không Điện Biên Phủ diễn ra ngay trên bầu trời Hà Nội.
Năm 1973: Thu được hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Mộc.
Năm 1974: Dân số thế giới chính thức đạt 4 tỷ người.
Năm 1975: Kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.
Năm 1976: Trường hợp nhiễm virus Ebola đầu tiên trên thế giới được phát hiện.
Năm 1977: Chiếc máy tính cá nhân đầu tiên được phát minh.
Năm 1978: Các nhà khoa học khám phá ra hành tinh Sao Diêm Vương.
Năm 1979: Thu được hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Thổ.
3.9. Sự kiện nổi bật của thập niên 1980
Năm 1980: Chiến tranh Iran - Iraq bùng nổ.
Năm 1981: Chuyến bay tàu con thoi đầu tiên được thực hiện.
Năm 1982: Chiến tranh Falkland bùng nổ.
Năm 1983: GPS lần đầu tiên được sử dụng cho mục đích dân sự.
Năm 1984: Konstantin Chernenko trở thành lãnh đạo Liên Xô.
Năm 1985: Chế độ độc tài quân sự ở Brazil chính thức sụp đổ.
Năm 1986: Việt Nam thực hiện cải cách đổi mới toàn quốc.
Năm 1987: Khủng hoảng thị trường chứng khoán thế giới.
Năm 1988: Kết thúc chiến tranh Iran - Iraq.
Năm 1989: Thu được hình ảnh cận cảnh đầu tiên của Sao Hải Vương.
3.10. Sự kiện nổi bật của thập niên 1990
Năm 1990: Kính viễn vọng Hubble được sử dụng lần đầu tiên.
Năm 1991: Liên Xô tan rã thành 15 nước cộng hòa độc lập.
Năm 1992: Chế độ độc tài ở Albania và Hàn Quốc hoàn toàn sụp đổ.
Năm 1993: Tiệp Khắc được chia thành hai quốc gia Cộng hòa Séc và Slovakia.
Năm 1994: Chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid chính thức chấm dứt ở Nam Phi, Nelson Mandela trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở nước này.
Năm 1995: Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO được thành lập.
Năm 1996: Cừu Dolly trở thành động vật được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới.
Năm 1997: Chủ quyền của Hồng Kông chính thức được chuyển giao cho Trung Quốc.
Năm 1998: Osama Bin Laden chính thức tuyên bố chống lại phương Tây.
Năm 1999: Đồng Euro lần đầu tiên được giới thiệu và dân số thế giới đạt 6 tỷ người.
4. Bối cảnh của Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20
Xác định thế kỷ 20 bắt đầu từ năm nào cũng là một cách biết thêm về nhiều thông tin lịch sử của Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, Việt Nam còn trong giai đoạn bị thực dân Pháp xâm lược. Đặc biệt ở 2 giai đoạn: cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
4.1. Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ 19
Ngày 1/9/1858, ngay sau khi Pháp nổ súng tấn công cảng biển Đà Nẵng, nhân dân Việt Nam đã đứng lên chiến đấu rất kiên cường, chống lại quân xâm lược. Nổi bật là phong trào kháng chiến của nhân dân Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam với những cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Trung Trực, Trương Định lãnh đạo.
Sau khi thực dân Pháp chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, phong trào Cần Vương (1885-1896) do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết được phát động. Phong trào này phát triển mạnh mẽ từ Trung ra Bắc với các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê. Cùng lúc đó, cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo nổ ra, kéo dài đến năm 1913.
4.2. Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ 20
Đầu thế kỷ 20, Phan Bội Châu chủ trương nhờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài, chủ yếu là từ Nhật Bản, để đánh Pháp giành độc lập dân tộc và thành lập nhà nước theo mô hình quân chủ lập hiến của Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Phan Châu Trinh huy động và dùng cải cách văn hóa, mở rộng dân trí, nâng cao tinh thần nhân dân, phát triển kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa trong khuôn khổ pháp luật, làm cho dân giàu, nước mạnh. Điều này đã buộc thực dân Pháp phải trả lại sự độc lập và tự do cho Việt Nam.
5. Những câu hỏi thường gặp xoay quanh thế kỷ 20 bắt đầu từ năm nào
Bên cạnh các thông tin thế kỷ 20 bắt đầu từ năm nào được chia sẻ ở trên, chuyên gia VNtre cũng sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp xoay quanh đề tài thế giới ở thế kỷ 20 dưới đây.
5.1. Năm 2000 thuộc thế kỷ nào?
Theo như thông tin thế kỷ 20 bắt đầu từ năm nào đã được chia sẻ, năm 2000 sẽ thuộc thế kỷ 20.
5.2. Thập niên và thiên niên kỷ được tính như thế nào?
- 1 thập niên = 10 năm
- 1 thế kỷ = 100 năm
- 1 thiên niên kỷ = 1000 năm
5.3. Vua Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long năm nào? Thuộc thế kỉ nào?
Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long vào năm 1010 và thuộc thế kỷ 11.
5.4. Bác Hồ sinh vào ngày nào? Năm đó thuộc thế kỉ nào?
Bác Hồ sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, thuộc thế kỷ 19.
Qua đó, những thông tin trên đây là lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi thế kỷ 20 bắt đầu từ năm nào cũng như những sự kiện nổi bật diễn ra trong thời kỳ lịch sử hào hùng này. Từ những dòng sự kiện đó đã làm thay đổi thế giới về nhiều mặt như khoa học, công nghệ, y học,... và ngày càng phát triển trong tương lai.